top of page

Bạn sẽ làm gì, và ở đâu trong UX & Product Design?

Writer's picture: Dinh Huy TruongDinh Huy Truong

Updated: Aug 30, 2023

Chia sẻ bài đầu tiên trong series "UX & Product Design Vỡ Lòng". Dành cho các bạn đang tìm hiểu hoặc mới bắt đầu chặng đường thiết kế sản phẩm số.

Dinh Huy Design, Dinh Huy, Dinh Huy Truong

Ngày nay chắc hẳn việc tìm kiếm thông tin nghành nghề không còn là vấn đề khó đối với các bạn. Chỉ với từ khoá “UX Design” các bạn sẽ nhận được cả trăm nghìn kết quả trả về từ Google. Tuy nhiên sau khi đọc thông tin tham khảo thì không ít bạn vẫn chưa hiểu là ngành này là gì? và công việc thực tế như ra sao?.


Vậy nên mình chia sẻ bài đầu tiên nói về việc tìm hiểu ngành nghề UX & Product Design đến với các bạn.



Ví dụ Wikipedia, ngay cả bản thân mình đọc vào cũng xây xẩm mặt mày vì lượng thông tin cung cấp. Còn nếu tìm kiếm thông tin từ các trang tuyển dụng thì lại thấy mỗi công ty lại mô tả công việc một cách khác nhau dẫn đến tâm lý hoang mang.


Giải thích điều này là bởi bản thân khái niệm UX Design rất là rộng, mỗi công công cty đôi lúc cần bạn làm ở một số khâu nhất định trong quy trình, và bên cạnh đó ngành này còn bao gồm nhiều nghề nhỏ liên quan bên trong.


Vậy thì nên bắt đầu tìm hiểu từ đâu?


Đối với các bạn chưa hoặc mới bắt đầu vào ngành này thì thực sự đây cũng là một câu hỏi lớn.

Lời khuyên của mình cho các bạn trong trường hợp này là bắt đầu nghiên cứu theo các bước sau.


Tổng quan - Chi tiết - Trường hợp cụ thể.


1. Nắm tổng quan và tính chất UX & Product Design

Có rất nhiều cách phân chia và tổng hợp các mảng/công đoạn trong lĩnh vực UX & Product Design. Đối với các bạn bước đầu nghiên cứu nghành nghề thì mình giới thiệu mô hình 5 yếu tố trong UX Design (5 Elements UX Design) bởi Jesse James Garrett. Mô hình này khá tinh giản và hiệu quả để giúp các bạn có một một cái nhìn tổng quan về các yếu tố/công đoạn trong nghành nghề này.


UX Product Design Career, Dinh Huy Design, UX & Product Design Vỡ Lòng
5 Elements UX Design - Jesse James Garrett

E1: Chiến lược (Strategy)

Hoạch định chiến lược của sản phẩm, xác định mục đích của sản phẩm cũng như là vấn đề người dùng mà sản phẩm mong muốn giải quyết.


E2: Xác định phạm vi (Scope)

Cụ thể hoá hơn về sản phẩm, về đối tượng người dùng, và các chức năng sơ bộ mà sản phẩm dự định xây dựng.


Ví dụ: Giải quyết vấn đề giữ xe của người dùng → Xây dựng Mobile App tìm kiếm bãi giữ xe → Chức năng là định vị người dùng, tìm kiếm bãi giữ xe gần nhất, lọc kết quả theo giá, chất lượng…


E3: Cấu trúc sản phẩm (Structure)

Xây dựng kiến trúc thông tin (Information Architecture) và tương tác (Interaction Design) của sản phẩm.

Nói cụ thể hơn là cách bố trí thông tin và xây dựng chuỗi tương tác như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người dùng, tiện cho người dùng tìm kiếm, có được trải nghiệm tốt…


VD: Xây dựng chuỗi tương tác cho Mobile App tìm bãi gửi xe: Bấm vào nút tìm kiếm → Hiển thị thông tin các bãi giữ xe → Bấm vào bãi giữ xe để xem thông tin → Bấm vào nút Book để đặt chỗ → di chuyển đến nơi gửi → ….


E4: Xây dựng khung xương sản phẩm (Skeleton)

Xây dựng và minh hoạ khung xương cho giải pháp bằng Wireframes and Prototypes. Chi tiết hơn thì ở đây các bạn sẽ lên bố cục cho sản phẩm, các điều khiển (nút bấm, khung nhập liệu…), cách chuyển trang hoặc chuyển thông tin trong sản phẩm,…

Khâu này tưởng dễ nhưng mà lại rất khó, nó đòi hỏi người dựng Wireframes phải có kiến thức và kinh nghiệm về tương tác người dùng, hành vi người dùng, tâm lý người dùng…


E5: Thiết kế giao diện (Surface)

Công đoạn này là thiết kế giao diện chỉnh chu cho sản phẩm, lên màu sắc, hình ảnh và các chi tiết hoàn thiện. Bạn nào đam mê với màu sắc, thẩm mỹ, đường nét…thì chắc chắn công đoạn này hoàn toàn phù hợp cho các bạn.


Mô hình tổng quát này cho các bạn thấy được các công đoạn/yếu tố trong lĩnh vực UX & Product Design. Từ mô hình này các bạn có thể tham chiếu đến một số ngành nghề tương ứng như: UX Research, UX Strategist, Information Architecture, UX Architect, UI Design…



2. Nghiên cứu chi tiết từng nghề


Sau khi có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề. Bước kế tiếp và xác định mong muốn của bản thân để từ đó tìm hiểu sâu và kỹ hơn từng nghề cụ thể.

VD: Nếu mình đam mê tương tác và nghiên cứu người dùng thì có thể tìm hiểu nghề UX Research.


Ở đây mình liệt kê một số ngành nghề thông dụng liên quan đến UX & Product Design.

  • UI Designer

  • UX Designer

  • UX/UI Designer

  • UX Writer

  • Information Architect

  • Interaction Designer

  • UX Researcher

  • UX Strategist

  • Product Designer

  • ...


Các bạn đọc cái Job Titles và đối chiếu với cái mô hình 5 yếu tố ở trên là sẽ đoán được phần nào tính chất và đặc trưng công việc.


Ví dụ:

  • UI Designer: Nghiêng về tương tác người dùng, bố cục, màu sắc, hình ảnh….

  • Information Architect: Nghiêng về việc sắp xếp và bố cục thông tin sản phẩm.

  • UX Writer: Xây dựng trải nghiệm & chiến lược nội dung sản phẩm

  • UX Researcher: Nghiêng về việc nghiên cứu người dùng nói chung.

  • UX Strategist: Chiến lược và định hướng sản phẩm.


Riêng một số vị trí như UX Design và Product Design. Về mặt lý thuyết thì 2 nghề này sẽ gần như đi xuyên suốt cả quy trình sản xuất sản phẩm.

  • Nghiên cứu người dùng - Conduct competitor analysis and user research

  • Cấu trúc sản phẩm - Attend to product structure & strategy

  • Xây dựng Wireframes, Prototypes, tương tác sản phẩm - Develop user flows, prototypes, and wireframes.

  • Thử nghiệm người dùng - Conduct user testing

  • Cải tiến sản phẩm/ giải pháp - Iterate on solutions to improve product

  • Hợp tác với UI Designers và team kỹ thuật - Coordinate with UI designer(s) and developer(s)

Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế không phải công ty nào cũng yêu cầu bạn làm hết các công đoạn trên. Do đó 2 vị trí UX & Product Designs cần tìm hiểu trong ngữ cảnh từng công ty cụ thể.


3. Tìm hiểu từng trường hợp cụ thể


Như mình chia sẻ ở trên, thực ra thì tên công việc (Job title) chỉ mang tính tương đối thôi. Việc đặt tên một Job title tuyển dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tầm am hiểu của đơn vị tuyển dụng, chiến lược tuyển dụng...do đó các bạn không nên quá dựa vào lý thuyết để nhận định một Job title. Mà thay vào đó, hãy đọc thông tin mô tả và yêu cầu công việc (Job Description) một cách kỹ lưỡng nhất.


Thông thường thì mô tả công việc sẽ làm sẽ nằm ở mục:

  • Your/Key Responsibilities

  • What will you do

  • Your Accountabilities

UX & Product Design Vỡ Lòng

Một số Designers chia sẻ với mình là lúc nôp hồ công việc là UX/UI Designer, nhưng đến khi vào làm thì chỉ làm mỗi UI Design thôi. Dẫn đến hệ luỵ là một số bạn thất vọng, không gắn bó với công ty lâu dài...


Trước đây mình từng là người viết Job Description cho công ty. Một mô tả công việc thường thì sẽ được cân nhắc rất kỹ dựa trên nhu cầu công ty. Bên cạnh đó, việc kiểm duyệt Job Description phải thông qua nhiều cấp - phòng ban, khác nhau. Vậy nên bám sát vào yêu cầu công việc thì chắc chắn các bạn sẽ hiểu được mình sẽ làm gì và ở công đoạn nào trong quy trình UX & Product Design. Từ đó đưa ra chiến lược học tập hoặc đánh giá là công việc có phù hợp với mong muốn bản thân hay không.


 

Hi vọng bài chia sẻ đầu tiên trong Blog: UX & Product Vỡ Lòng này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề, và biết được mình nên bắt đầu nghiên cứu từ đâu.


Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ kế tiếp!

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page