top of page

Góc nhìn: Lầm tưởng về quy trình và phương pháp thiết kế

Writer's picture: Dinh Huy TruongDinh Huy Truong

Design Process | Dinh Huy Design


Thời gian vừa qua mình có gặp gỡ và trao đổi mới một số Designers. Một trong những chủ đề bàn tán khá sôi nổi trong buổi gặp gỡ là “Quy trình và một số phương pháp thiết kế”.


Lắng nghe một vài chia sẻ thì mình thấy có vẻ nhiều bạn đề cao quá về giá trị của quy trình thiết kế như Design Thinking, Double Diamond..., một số bạn khác thì áp dụng rập khuôn quy trình và phương pháp vì tin rằng điều này sẽ tạo ra giải pháp tốt cho người dùng.


Thiết nghĩ đây cũng là một chủ đề khá hay mà nhiều bạn quan tâm. Nên mình viết bài post này chia sẻ góc nhìn của mình về đề tài này.


Nếu các bạn tìm kiếm trên google từ khoá “UX Design Process” thì các bạn sẽ thấy lĩnh vực này có rất nhiều quy trình thiết kế như là:

  • Design Thinking: The Hasso Plattner Institute of Design at Stanford (the d.school)

  • Double Diamond

  • Lean UX

Những quy trình trên được xây dựng dựa trên những nghiên cứu và thực nghiệm, nhằm vạch ra hướng tiếp cận và giải quyết bài toán về vấn đề người dùng (user problems). Và tất nhiên là một bài toán có thể sẽ có nhiều cách giải khác nhau. Vậy nên đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy có rất nhiều quy trình thiết kế ngoài kia nhé.


Áp dụng quy trình và phương pháp một cách linh hoạt


Trên thực tế, một quy trình thiết kế sẽ liên quan đến rất nhiều yếu tố xuyên suốt cả quá trình phát triển sản phẩm. Quy trình X có thể phù hợp với công ty A, nhưng áp dụng rập khuôn vào công ty B có thể sẽ không phù hợp vì một số yếu tố liên quan như: timeline, ngân sách, đội ngũ thiết kế, kỹ năng... Vậy nên người thiết kế cần hiểu rõ các quy trình, nhưng khi lựa chọn và áp dụng thì phải có những điều chỉnh để phù hợp với ngữ cảnh của công ty.


Bên cạnh đó, bản thân quy trình và các phương pháp cũng cần phải có sự điều chỉnh theo thời gian để phù hợp với quá trình phát triển sản phẩm và chiến lược công ty.


Ví dụ: Công ty trước đây mình làm, thời gian đầu mới xây dựng sản phẩm thì sử dụng User Interview và Usability Test nhiều. Nhưng sau một thời gian vận hành, lúc sản phẩm đã có lượng dữ liệu nhất định, mình điều chỉnh lại phương pháp là tập trung vào data-driven thông qua việc phân tích và nghiên cứu dữ liệu người dùng trên hệ thống - thay vì tập trung vào interview. Việc điều chỉnh quy trình một cách linh hoạt sẽ phù hợp hơn với các giai đoạn phát triển của sản phẩm, thay vì áp dụng rập khuông một quy trình và những phương pháp nhất định.


Design Process | Dinh Huy Design


Hiểu rõ quy trình và phương pháp chưa phải là điều kiện "đủ" để tạo ra những giải pháp tốt.


Việc hiểu về quy trình và phương pháp chưa phải là điều kiện đủ để tạo ra ra giải pháp tốt cho người dùng. Cũng như thời mình đi học cấp 3, đa phần các bạn trong lớp thuộc lòng “tất tần tật” các công thức toán học. Nhưng đến khi giải một bài toán cụ thể thì người làm được, người không. Nguyên nhân là do các bài toán thực tế không đơn giản chỉ là “áp dụng là ra kết quả”. Mà đòi hỏi người học cần phải biết phân tích, lý luận để tìm cách giải quyết vấn đề.


Do vậy, lời khuyên của mình cho các bạn Designers là ngoài việc học các quy trình và phương pháp, các bạn cần trau dồi và phát triển các những kỹ năng và mindset khác như: Divergent thinking, Lateral Thinking, Communication…


Mở rộng thêm góc nhìn, nếu kết quả cuối cùng (vấn đề - giải pháp) của các bạn tốt (phù hợp) thì khách hàng rất vui được nghe các bạn chia sẻ thêm về quy trình và cách tiếp cận. Nhưng nếu ý tưởng/ giải pháp các bạn tệ (không phù hợp), thì việc giải thích về quy trình, phương áp không còn được hoan nghênh nữa.



Recent Posts

See All

Comments


bottom of page